Review sách rebecca

Ông ấy muốn cho tôi xem Manderley… Rồi bỗng dưng tôi nhận ra rằng tất cả những chuyện đó sẽ xảy ra. Tôi sẽ làm vợ ông ấy, chúng tôi sẽ cùng nói chuyện với nhau trong khu vườn, chúng tôi sẽ cùng đi xuống con đường trong thung lũng dẫn đến bãi biển đá cuội. Tôi biết mình sẽ đứng trên các bậc thềm như thế nào sau bữa sáng, nhìn ngắm ánh ngày, ném các mảnh vụn bánh mì cho chim chóc, và sau đó đội mũ rộng vành bước ra ngoài tản bộ, trê tay là chiếc kéo dài, cắt tỉa hoa trong nhà. Giờ tôi đã biết tại sao tôi lại mua tấm danh thiếp hình ảnh ấy khi còn bé; đó là một điềm báo, một bước đi vô hình đến tương lai.”
__
Rebecca đã chết, nhưng Rebecca vẫn còn ở đấy… Rebecca, Rebecca…
“Đêm qua tôi mơ mình lại đến Manderley”, trong giấc mơ ấy phu nhân de Winter bước chân trên lối đi vào nhà, dưới ánh trăng, dẫn đến Manderley, càng đến gần cô ta phát hiện ra đó chỉ còn là phế tích, không còn là Manderley nguy nga tráng lệ như nó đã từng.
Trong một lần tình cờ, khi đang làm “bạn đồng hành” cho một quý bà người Mỹ, tại đây cô gặp quý ngài Maxim du Winter lịch lãm và đẹp trai, dù số tuổi gấp đôi cô, cô yêu ngài ấy, và sau đấy trở thành phu nhân de Winter. Họ cùng nhau trở về Manderley, và cô gái nhỏ ấy hoàn toàn không biết những gì đang chờ đợi mình ở phía trước.
Daphne du Maurier đã không đặt tên cho nhân vật nữ chính của mình – cô kể chuyện, nhưng hoàn toàn không có tên, chỉ được gọi với danh xưng phu nhân de Winter. Cũng như Rebecca, cô không hề xuất hiện trong câu chuyện, nhưng mọi người đều biết, cô vẫn ở đấy. Daphne de Maurier đã xây dựng hai hình tượng hoàn toàn đối lập nhau, phu nhân de Winter trẻ – ngại quản giao, nhút nhát, yếu đuối, và Rebecca – người vợ quá cố của Maxim, một Rebecca tháo vát, quyến rũ, được người người yêu mến và ca tụng.
Phu nhân de Winter luôn sống trong sự ám ảnh, không ngừng so sánh bản thân với Rebecca, cô cảm thấy sự tồn tại của Rebecca ở khắp mọi ngóc ngách ở Manderley, trong từng căn phòng cô ta bày biện, từng đồ vật cô ta chọn lựa, từng món ăn họ ăn mỗi ngày, khu vườn và hầu như mọi thứ ở Manderley, đều ám ảnh cô khủng khiếp.
Ở Rebecca, ta còn có thể thấy đây là một tiểu thuyết nữ quyền, sự áp đặt về vai trờ của người vợ của người chồng. Đâu đó, ta thấy Maxim là là một người gia trưởng, luật lệ, khuôn phép. Còn Rebecca, là hình mẫu của người phụ nữ với tư tưởng tiến bộ một cách kỳ lạ, đòi hỏi sự bình đẳng công bằng giữa người nam và nữ, dù bà ấy có hơi hướng tiêu cực, thậm chí khó chấp nhận. Như bà Danvers đã nói, Rebecca đáng lẽ nên là con trai, có lẽ như vậy là tốt nhất cho cô ấy. Thật vậy.
Bằng chất văn có chút gì đó gothic, lãng mạn và cả chút gì đấy kinh dị, Rebecca mang một vẻ quyến rũ vô cùng đặc biệt, khiến người đọc như chìm vào một thế giới mộng mị, bị ám ảnh và đầy kích thích, khiến bạn không ngừng tự hỏi ruốt cuộc thì sự thật gì đang ẩn giấu sau hình ảnh vợ chồng hạnh phúc, những hội hè miên man, và Manderley có lộng lẫy nguy nga như ta thấy.
Rebecca không chỉ là một tiểu thuyết ghen tuông đơn thuần, sự ám ảnh của nó lên tới đỉnh điểm, cũng không hẳn là tiểu thuyết lãng mạn, nó còn mang tư tưởng về bình đẳng giới, Rebecca hồi hợp và đầy kịch tích qua bút pháp đầy tinh tế trong quá trình tìm ra chân tướng.